Màu thực phẩm
Thực phẩm nhuộm màu hóa học để đẹp, tăng hấp dẫn, nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Thực phẩm dùng màu hóa học thực sự là mối nguy.
Cách phân biệt màu thực phẩm và màu hóa học?
- Bạn cần nhận biết các món ăn có màu tự nhiên
Màu tự nhiên là màu có sẵn từ các sản phẩm tự nhiên và các món ăn có màu tự nhiên rất thơm ngon bổ dưỡng. Ở nước ta có nhiều món ăn như thế : quả gấc màu đỏ dùng để đồ xôi gấc, trông rất bắt mắt và thơm ngon bổ dưỡng.
Củ nghệ có màu vàng thường dùng để nấu món “bún chân giò dọc mùng”, thịt chân giò được nhuộm màu vàng tươi vừa thơm lại vừa ngon.
Bún chân giò dọc mùng, chân giò được nhuộm màu vàng tươi của nghệ vừa thơm vừa ngon
Hạt đậu đen nấu món chè đậu đen và đồ xôi đậu đen, có mùi thơm dễ chịu, ăn rất ngon miệng và bổ can thận.
Lá dong gói bánh chưng có màu xanh thật hấp dẫn và mùi thơm của lá dong quện với mùi thơm của gạo nếp, đậu xanh tạo cho bánh chưng mùi vị thơm ngon rất đặc trưng.
Lá chè xanh nấu nước uống có hương thơm, vị đượm, nước xanh, là thứ nước uống vừa lành vừa mát của dân tộc Việt Nam. Rau dền đỏ khi luộc và nấu canh có màu đỏ như thuốc bổ B12 ăn vừa ngon vừa bổ... Vị thuốc thục địa màu đen, cao actisô màu đen, quả dành dành màu vàng, quả lựu màu đỏ làm sữa chua ăn, quả dâu tây màu đỏ, đu đủ màu vàng, cà rốt màu đỏ cam, ớt chín màu đỏ, cà chua màu đỏ…
Và còn rất nhiều món ăn, vị thuốc của người Việt ở mọi vùng miền của đất nước có màu tự nhiên, vị thơm ngon không thể kể hết.
Rất nhiều món ăn, vị thuốc của người Việt ở mọi vùng miền của đất nước có màu tự nhiên, vị thơm ngon.
Phẩm màu hóa học -mối nguy rình rập người tiêu dùng
Phẩm màu hoá học dùng trong thực phẩm là các sản phẩm được tạo ra bằng cách tổng hợp hoá học, như amaranth (đỏ), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng cam), tartazine (vàng chanh)...
Trên thị trường Việt Nam hiện nay thường xuất hiện các loại phẩm màu hóa học giá thường rất rẻ, không có nhãn mác, xuất xứ từ Trung Quốc, bày bán tràn lan ở chợ, các cửa hàng nhỏ lẻ,… dễ sử dụng và không bao giờ bị hư hỏng.
Phẩm màu loại này có độ bền màu cao, chỉ dùng lượng nhỏ đã cho màu đạt yêu cầu, nên các nhà sản xuất chế biến thức ăn hay dùng để vừa tạo cho sản phẩm đẹp mắt nhưng giá thành rẻ. Tuy nhiên loại màu thực phẩm này có thể gây ngộ độc nếu dùng loại không nguyên chất, không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Nếu lạm dụng phẩm màu hóa học, hoặc vì lợi nhuận mà sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính, tích luỹ lâu dài gây ung thư… rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Một nghiên cứu trước đây của Cục Quản lý tiêu chuẩn thực phẩm Anh cho thấy: việc dùng thường xuyên thực phẩm có màu công nghiệp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ của trẻ, khiến chỉ số IQ giảm ít nhất 5,5 điểm. Đối với người lớn thì tích lũy gây các loại bệnh ung thư.
Phẩm màu thực phẩm độc hại đã bị Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ cấm từ lâu, nhưng có 5 loại vẫn hiện diện trong chợ Việt Nam gồm màu thực phẩm: Blue1, 2; Red 3; Green 3; và Yellow 6. Blue 1 và 2 thường dùng trong những thức uống giải khát như trà, sữa, rượu, bia, kẹo, đồ nướng.
Red 3 hay dùng trong rượu cocktail, kẹo, đồ nướng. Green 3 có trong kẹo và thức uống giải khát. Yellow 6 là chất hay được sử dụng nhất để cho vào thức uống giải khát, xúc xích, gelatin, đồ nướng và kẹo.
- Cách phát hiện thực phẩm nhuộm bằng màu hóa học
Trong nhiều trường hợp, các bà nội trợ rất cần phải phân biệt thực phẩm dùng màu hóa học để tránh dùng vì lợi ích sức khỏe của những người thân trong gia đình. Chẳng hạn có những loại thực phẩm nhuộm màu gây khó chịu khi ăn, hoặc dị ứng, hoặc do chế độ ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ cho bệnh nhân… Bởi vậy bạn cần nhớ kỹ cách phân biệt như sau:
Thực phẩm được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ, nhưng trông kém tự nhiên hơn thức ăn dùng màu tự nhiên.
Muốn phân biệt được, trước hết bạn phải có kiến thức thực tế. Nghĩa là bạn đã từng biết, từng nhìn thấy, từng được ăn các món ăn có màu tự nhiên như xôi gấc, bún chân giò dọc mùng, nhìn thấy thịt chân giò được nhuộm màu vàng tươi của nghệ, chè đậu đen, xôi đậu đen, bánh chưng gói lá dong, quả dành dành kho cá, sườn nướng mật ong, thịt kho trừng bỏ kẹo đắng (thắng từ đường)…
Từ kiến thức đó khi gặp món ăn ở nhà hàng dùng màu hóa học bạn sẽ phân biệt được ngay bằng mắt và bằng mũi ngửi.
- Thay thế màu hóa học khi chế biến món ăn
Cách thay thế phẩm màu hóa học: khi chế biến thức ăn tại gia đình, tốt nhất là bạn nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như gấc, đậu đen, nghệ, lá cơm nếp, cà chua, ớt, cà rốt, quả dành dành, đường thắng thành kẹo đắng… Các chất màu tự nhiên ngoài tác dụng tạo màu chúng còn có tính chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe, chống lão hóa.
Trường hợp phải sử dụng phẩm màu tổng hợp thì bạn cần phải biết rõ đó là phẩm màu gì, có được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm hay không. Bạn tuyệt đối không bao giờ mua và sử dụng các loại phẩm màu đóng gói lẻ không có nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng để chế biến thực phẩm.
Cách dùng màu thực phẩm an toàn cho sức khỏe
Sử dụng màu thực phẩm khi chế biến món ăn là cách giúp món ăn trông "ngon mắt" và hấp dẫn hơn nhưng các bà nội trợ cũng cần chú ý về vấn đề an toàn cho sức khỏe khi dùng màu thực phẩm.
Một số thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn loại màu thực phẩm cũng như cách sử dụng chúng an toàn.
1. Sử dụng màu thực phẩm: ít = nhiều
Màu thực phẩm sẽ giúp bạn làm tăng “vẻ đẹp” cho món ăn nhưng chỉnên sử dụng vừa phải, chỉ cần vài giọt là đã đủ để món ăn trông đẹp mắt. Nếu bạn sử dụng quá nhiều, món ăn sẽ trở nên lòe loẹt, sặc sỡ, không còn hấp dẫn nữa.
2. Sự khác nhau giữa các dạng màu thực phẩm
Phần lớn các bà nội trợ thường sử dụng màu thực phẩm dạng nước, được đóng trong các lọ nhỏ, bày bán rộng rãi ở chợ, cửa hàng tạp hóa hay siêu thị… Ngoài ra, màu thực phẩm còn có dạng gel và dạng bột. Loại màu dạng bột thường bán ở các tiệm làm bánh.
Loại màu nước được dùng phổ biến cho các loại bột nhào hoặc cho thêm vào lớp đường cô phủ lên bề mặt những chiếc bánh nhỏ. Chúng có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua và dễ lựa chọn. Thông thường, loại màu này được dùng để pha loãng vào trong nguyên liệu khi làm bánh, thích hợp khi bạn muốn pha các màu nhạt.
Đối với những chiếc bánh lớn, cần nhiều màu sắc sặc sỡ hơn, bạn nên sử dụng màu dạng gel hay dạng bột. Màu bột phù hợp với những loại bánh có kem như bánh kem bơ hay kẹo mềm vì chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến độ sánh của hỗn hợp bột nhào dùng để làm bánh.
3. An toàn khi sử dụng màu thực phẩm
Sự lo ngại về vấn đề an toàn cho sức khỏe khi sử dụng màu thực phẩm bắt nguồn từ các chất nhuộm màu. Những chất này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tùy vào màu sắc. Ví dụ: những chất nhuộm màu tự nhiên tạo ra màu đỏ cho thực phẩm có thể làm từ củ cải đường, ớt cựa gà hoặc màu đỏ son (chiết xuất từ côn trùng).
Trong khi đó, màu đỏ nhân tạo gồm màu đỏ số 40 (còn được gọi là đỏ allura) và màu đỏ số 3 (còn được gọi là erythrosine). Những loại màu thực phẩm nhân tạo này phần lớn được chế biến từ than đá và vì vậy, chúng có thể gây ra những nguy hại cho sức khỏe như chứng nhạy cảm, dị ứng, chứng hiếu động thái quá ở trẻ em và một loạt những biến chứng nguy hiểm khác…
4. Những thành phần tự nhiên giúp tạo màu cho thực phẩm
Bạn có thể tạo màu sắc cho món ăn từ các thành phần có sẵn trong tự nhiên mà không phải lo sợ nguy cơ tổn hại cho sức khỏe
- Màu xanh: Trái bơ, với màu xanh nhẹ và có dạng bột mịn, rất thích hợp để tạo ra màu xanh cho lớp kem phủ phía trên mặt bánh hoặc sử dụng được trong rất nhiều món ăn khác. Bạn cần cho thêm một ít nước chanh vào phần thịt bơ sau khi đã lấy ra ngoài để chúng không bị ngả màu nâu.
Lá dứa cũng là thực phẩm có màu tự nhiên một lựa chọn tốt khi bạn muốn dùng màu xanh. Chỉ cần giã nát lá dứa và vắt lấy nước, cho vào phần nguyên liệu muốn tạo màu.
- Màu vàng: dùng nghệ hoặc hoa huệ tây…
- Màu đỏ: sử dụng nước ép từ củ cải đường hoặc nước ép từ quả lựu, trái gấc…
Mua màu thực phẩm ở đâu?
Mua bán màu thực phẩm tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Màu thực phẩm
Nguồn: http://thegioiamthuc.com.vn/mau-thuc-pham-107.html
Xem thêm: http://chothuevanphongtrongoi.com/bi-quyet-tieu-dung.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: Ẩm thực và sức khỏe, Cách dùng màu thực phẩm an toàn, Cách phân biệt màu thực phẩm, chọn màu thực phẩm an toàn, màu thực phẩm an toàn, Màu thực phẩm, Màu thực phẩm an toàn